2016.WapSite.Me

Kho Truyện Ngắn Cho Mọi Người

 Trang ChủTruyện ngắn Cuộc sống
↓↓

Anh chàng kỳ cục

14-06-2016
A
A
A
A

Lá thư cũng chẳng thể dài, chẳng nói được điều gì cụ thể, mà đã có gì với nhau đâu, cuối thư chúc anh chân cứng đá mềm, hẹn ngày gặp lại tại quê hương.

Thư gửi đi, không có hồi âm. Mặt trận phía Nam ngày càng nóng bỏng. Bỗng một hôm tin dữ bay về: Anh Thang đã hy sinh! Bà cụ ngất lên ngất xuống. Nhiều bà con trong khu phố đến an ủi, còn quyên góp tiền, gạo giúp bà.

Những ngày đó bố tôi ít nói hơn, mỗi khi nhắc đến anh lộ vẻ đau lòng, tỏ ý tiếc hồi anh ở nhà đã không giúp được gì. Ông còn bảo, nếu Thang được học hành đến nơi đến chốn sẽ trở thành nhà khoa học đích thực đấy, chiến tranh đã nghiền nát bao chàng trai ưu tú như thế!

Ngày đó, dù bận rộn chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp, trong đầu tôi vẫn không sao quên được hình ảnh anh, đôi mắt sáng lấp lánh của anh và cả cái "trò chơi" của anh nữa. Một hôm, tình cờ tôi vào hiệu sách thấy có cuốn sách giáo khoa vật lý lớp 10 mới tái bản.

Và thật bất ngờ, giở đến trang diễn giải về bài toán biên tay quay, thì y chang như điều anh đã đề nghị sửa lại dạo nào. Vậy là những người soạn sách giáo khoa lần này đã âm thầm công nhận anh đúng, đấy cũng là cách giữ thể diện cho họ trước bàn dân thiên hạ.

Tin đồn anh Thang hy sinh đã lâu mà vẫn chưa có giấy báo tử về. Bà cụ Thang mấy lần lên thành đội hỏi, chẳng biết được gì hơn. Nghe nói người ta đang rậm rịch làm thủ tục chế độ gia đình liệt sĩ cho bà, vậy mà mấy lần gặp tôi, bà đều nói với niềm tin không suy chuyển: "Thang không chết đâu cháu ạ...".

***

Sau ngày nước nhà thống nhất được vài tháng. Vào một buổi chiều mùa thu se lạnh, tôi vừa ở cơ quan về, qua cửa sổ bỗng nhìn thấy một người cao gày, đội mũ cối sụp mặt, mặc bộ quần áo bộ đội cũ sờn, lệch trên vai cái balô con cóc móp, chống nạng tập tễnh đi vào cổng nhà bà cụ Thang. Tôi bật tung cửa chạy sang, cuống quýt gọi đến khản giọng:

- Anh Thang về rồi, bà ơi!

Người đó ngửng lên nhìn tôi: Không phải anh Thang. Bà cụ thì lập cập từ nhà chạy ra, đứng sững trên bậc thềm. Anh bộ đội chống nạng bước vội đến, gục đầu xuống bờ vai gầy của bà.

- Thằng Thang đâu con? - Bà nghẹn ngào, nước mắt giàn giụa - Nó chết rồi ư?

- Không mẹ ạ - Anh thương binh nói mà cứ lúng túng với cái nạng gỗ bên cạnh. Tôi vội đỡ bà cụ, cùng anh dìu bà vào nhà.

- Anh ấy bị thương nặng hơn con - Anh thương binh nói tiếp - đang trong trại an dưỡng. Con về trước báo với mẹ - Anh nói mà nước mắt thành vệt chảy dài trên gò má sạm nắng gió.

- Ối giời ơi! Con ơi! - Bà rên rỉ. Bà khóc to hồi lâu như cho thỏa bao nhiêu ngày tháng âm thầm nuốt nước mắt vào trong.

***

Rồi một ngày anh Thang trở về. Vẫn cái dáng cao gầy, chỉ có nước da không còn bánh mật như ngày xưa, giờ trắng xanh, như biến anh thành con người trong vắt. Bề ngoài lành lặn, nhưng giám định thương tật anh đã mất tám mươi phần trăm sức khỏe! Ngày đó tôi đã tốt nghiệp, là kỹ sư công nghệ ở một nhà máy cơ khí trong thành phố.

Hôm đón anh, nhà chật ních bà con chòm xóm sang thăm hỏi, chúc mừng. Anh kể chuyện chiến trường, về trận đánh cuối cùng bị thương nặng lúc tiến vào giải phóng thành phố Cần Thơ.Anh đã nằm trong quân y viện suốt ba tháng ròng. Chết đi sống lại mấy lần, mỗi khi tỉnh lại, nhớ mẹ, anh định viết vài dòng báo tin, nghĩ thế nào lại thôi, sợ mẹ lo buồn ảnh hưởng đến sức khỏe. Rồi người bạn thương binh nặng nằm cạnh giường anh không ở trại điều dưỡng nữa mà xin về quê để được vợ con chăm sóc, đã chủ động tìm đến nhà anh báo tin.

Trò chuyện với bà con xóm giềng được một lúc, anh mới quay sang tôi hỏi: "Em học ngành chế tạo máy hả?". Tôi chưa kịp trả lời, anh đã hồn nhiên nói tiếp: "Được rồi, ít bữa nữa sẽ trình bày với em cách giải mới của anh về mấy bài toán cơ học kết cấu". Tôi sững người.

Chao ôi, bao năm rồi mà anh vẫn canh cánh trong lòng về thứ trò chơi thời mới lớn ấy! Thì ra, nó đã thành một cái gì như là nghiệp chướng của đời anh rồi. Anh qua hết trại thương binh này đến trại điều dưỡng khác, nay sức khỏe đã hồi phục được phần nào, nguyện vọng duy nhất của anh muốn trở về sống bên mẹ già dưới mái nhà tuổi thơ. Và để được chơi tiếp cái trò ngày ấy nữa.

***

Một hôm, tôi lại bắt gặp anh Thang đang lúi húi ở góc hiên nhà. Đã hai mươi năm trôi qua kể từ ngày tôi vào lớp một, tóc anh đã điểm bạc, trên gương mặt xanh xao hiện lên vài nếp nhăn, chỉ đôi mắt vẫn rực sáng bởi niềm đam mê khám phá khoa học không gì có thể dập tắt. Còn tôi đã qua tuổi hai nhăm, cũng một lần yêu mà không thành, người ấy phản bội và đã đi xa.

Lòng tôi trống trải biết bao! Từ lâu tôi kính trọng anh như một người anh trai, như hình mẫu một vị thánh tử vì đạo. Cũng có khi tự hỏi: Anh chưa hề biết đến dư vị ngọt ngào của tình yêu chăng? Và bao năm anh vẫn chỉ coi tôi như con bé chíp hôi thôi? Với anh, bom đạn, bệnh tật, đói rét ở chiến trường vẫn không thể lấy đi trong anh cái hồn nhiên, vô tư con trẻ thuở nào.



Tôi sang thăm anh. Vẫn chỉ là cái "chủ đề" ấy. Anh nói:

- Em có còn nhớ chương trình cơ kết cấu năm thứ hai của Trường Đại học Kỹ thuật không? Chắc quên rồi chứ gì. Học là để quên đi mà. Anh thì trong những ngày ở trại điều dưỡng đã biết thêm nhiều điều thú vị nữa từ cuốn giáo trình em đã học đấy. Không chỉ có bài toán biên tay quay đâu. Mà bài toán đó coi như đã giải xong, được vào sách giáo khoa rồi. Hiện anh đang đi vào một bài toán khác cũng của cơ kết cấu. Mấy ngày nay anh tìm cách dựng mô hình mô phỏng bài toán "thanh cứng - dây mềm".

Ôi, cái anh chàng kỳ cục nhất thế gian này! Tôi chỉ còn biết lẳng lặng mà nghe thôi. Anh cầm bản vẽ trên giấy croki khổ lớn, định giảng giải tiếp, bỗng mặt biến sắc, tái nhợt, mồ hôi tóa đầm đìa trên trán. Cơ chừng anh sắp gục. Tôi vội đỡ anh vào nhà. Anh chỉ hộp thuốc để trong tủ. Tôi lấy ra cho anh uống, được một lúc anh nằm xuống giường, ngủ thiêm thiếp. Đúng lúc bà cụ

Thang đi chợ về. Bà hiểu ngay sự tình, bảo tôi:

- Từ ngày về đã mấy lần thế này rồi cháu ạ.

- Sao bác không khuyên anh ấy đừng làm việc đầu óc nữa, hao tổn sức lực lắm.

- Khuyên thế nào được - Bà nói - Nó bảo cả đời con còn có thú vui này.

Bà âu sầu nhìn anh, lấy khăn chấm mồ hôi trên cái trán rộng bướng bỉnh, quay sang tôi tiếp tục than phiền:

- Có mấy ông ở viện nghiên cứu gì ấy của quân đội đến chơi, đã chẳng gàn, lại còn khích lệ em nó. Người ta cũng tốt, nhưng phải chiếu cố em nó thương tật nặng thế này chứ.

Tôi và bà nói chuyện được một lúc thì anh choàng mở mắt. Ngơ ngác giây lát, anh bảo tôi đỡ ngồi tựa lưng vào tường. Bà mẹ trách:

- Con cứ làm quá sức, hôm nay không có em nó ở đây thì khốn đấy.

- Mẹ đừng lo - Anh cười lấy lòng mẹ - Sức khỏe con dạo này tốt hơn hồi ở trại nhiều đấy.

Rồi anh bảo tôi mở cái tủ con lấy ra tập giấy đánh vi tính khá dày bằng tiếng Anh. Anh nói, nét mặt đã phần nào tỉnh táo hơn:

- Cậu bạn giúp dịch những nghiên cứu của anh ra tiếng Anh. Nó bảo bụt chùa nhà không thiêng, cứ gửi công trình ra nước ngoài giám định đúng sai. Thú thật với em, chờ đợi họ trả lời cũng hồi hộp như buổi đầu được cầm tay người yêu ấy...

Nói đến đây anh bỗng dừng lại, nhìn tôi lộ vẻ bối rối bởi lời nói lỡ ấy. Tôi cũng chỉ biết cười, vội lảng sang "vấn đề" khác:

- Anh có định đi nghỉ mát ở Sầm Sơn đợt này không đấy?

Anh gật gật. Tôi liền giao hẹn:

- Mẹ và anh đi, có thể em cũng ké theo đấy.

Anh cười tươi, giơ tay bắt tay tôi như một lời khẳng định: Tất cả sẽ cùng đi. Vậy mà chỉ ít phút sau đó, anh vẫn bị "nghiệp chướng" chi phối. Giọng điệu thật hào hứng, anh bảo tôi:

- Em đừng nghĩ anh cố đấm ăn xôi nhé. Hằng ngày giải bài toán này nọ, vẫn chỉ là thú chơi thôi mà. Biết đâu lại có ích. Em biết không, nếu công thức tính mới của anh mà được thừa nhận, thì khi ứng dụng vào thiết kế công trình, tiết kiệm được khối vật tư, nguyên liệu đấy...

Bà cụ ngồi bên cứ mấy lần nhấm nháy, ngầm bảo tôi phải nhanh chóng cắt "cơn nghiền" của anh. Tôi nói chen vào:

- Cho em mượn về đọc thử.

- Em dùng tiếng Anh tốt hử?

- Tàm tạm thôi ạ.

***

Thế rồi công việc bù đầu ở nhà máy, tập tài liệu của anh vẫn để đấy, chưa biết lúc nào đọc được. Lại có cuộc đi công tác dài ngày ở phía Nam. Hôm nay trên đường trở về nhà, mới đến đầu phố tôi nghe tin sét đánh: Anh Thang mất đã mấy ngày nay rồi!

Tai như ù đặc, tôi đâm bổ vào nhà anh.

Hôm nay làm lễ cúng ba ngày. Bàn thờ để giữa nhà, hương khói nghi ngút. Bức ảnh trên bàn thờ cứ thấp thoáng trong làn khói hư ảo, ánh mắt anh đang nhìn tôi như nhắn nhe điều gì. Anh chàng kỳ cục của tôi ơi! Giờ đã nằm dưới ba thước đất, anh có còn biết chuyện gì đã xảy ra trên cõi đời này nữa không?

Rằng, vẫn có một cô bé chíp hôi từ lâu thầm mong nhớ anh, thầm yêu anh và vẫn cố chờ đợi một phép mầu nào đó đến với hai người...

Phạm Quang Đẩu



cho những trái tim cô đơn (22).

↑↑ Lượt xem: 45
<< 1 2
Cùng chuyên mục
2016.WapSite.Me  © 2016
Admin: Hoàng Kha
Robots.txtsitemap.xmlsitemap.html
Track Websites
0 1 2 3 4 567891011121314151617
pacman, rainbows, and roller s