2016.WapSite.Me

Kho Truyện Ngắn Cho Mọi Người

 Trang ChủTruyện ngắn Gia đình
↓↓

Nhà có bốn nàng công chúa

13-06-2016
A
A
A
A

Mấy hôm trước hai vợ chồng rủ nhau đi siêu âm đứa thứ ba. Cầm tờ kết quả trên tay vợ tôi hơn hớn chạy ra hỏi.

"Mình ơi đứa thứ ba đặt là Như gì?"

"Như... Có mà Như cứt!" Tôi hầm hầm quát tháo rồi vất toẹt tờ kết quả xuống mặt bàn mặc vợ ở đó một mình bỏ đi uống rượu tới tận khuya mới mò về.

***



"Tiên sư thằng nào lúc nãy ép ông uống rượu!"

Tôi cứ thế vừa đi vừa lảm nhảm những ngôn từ phần nhiều là vô nghĩa. Hơi men nồng nặc quyện lẫn mùi rượu mận, riềng xả, mắm tôm tạo nên một thứ hỗn độn nhờ nhợ, khăn khẳn nơi cuống họng khiến tôi cảm thấy kinh tởm với chính mình. Thần trí đảo điên, mắt mờ đi vì chếnh choáng tôi cố gắng gượng bản thân đẩy cửa bước vào nhà.

Đây rồi! Vợ tôi nằm tênh hênh trên chiếc đệm trải giữa nền nhà. Con gái lớn một chân vắt ngang cổ mẹ, miệng há hốc đờm dãi ướt dề cả hai bên mép pho pho kéo gỗ. Đứa thứ hai trông còn thảm hơn, thói quen kiểu úp mu rùa đã trở thành thương hiệu không lẫn đi đâu được. Chiếc bỉm ướt sũng, căng phồng tưởng như không thể nào ngấm thêm được nữa. Một tay vẫn sờ ti mẹ, miệng nhai nhóp nhép gì đó thi thoảng lại toe toét cười dù hai mắt nhắm nghiền trông rất mông lung.

Vợ tôi nằm đó, bầu ngực sề sệ không có gì để níu kéo vô thức rơi tõm xuống manh chiếu tre vàng ố. Thứ mà trước đây tôi luôn tự hào mỗi khi ve vuốt giờ đang công khai chống lại tôi. Đồ rằng chỉ vài năm nữa thôi sau khi đứa thứ ba thỏa sức vầy vò nó sẽ không khác gì giàn mướp quá vụ lủng lẳng, sần sùi nhăn nhúm.

Mái tóc dài óng ả thướt tha ngày xưa vẫn ấp e mùi nước hoa ngoại nhập ngào ngạt tung bay trong gió giờ xơ xác chẳng khác nào chiếc chổi tre trong bài thơ năm nào của cụ Tố Hữu. Đến thảm!

Những bộ quần áo hàng hiệu đắt tiền chẳng biết nằm chết rũ nơi nào nhường lại là mấy thứ đồ tiện ích đổ đống vỉa hè nhàu nhĩ, xoăn tít như lò xo lúc nào cũng xắn lên tới tận bẹn. Mới nhìn thôi đã thấy vô cùng cảm khái.

Thú thật ngày mới cưới tôi rất thích chở vợ ra đường, một thú vui, niềm tự hào không cần che giấu. Cứ đại lộ là tôi đi, nơi nào tụ tập đông người nhất là tôi tới. Giờ bất đắc dĩ lắm mới phải chở vợ đi đâu tôi toàn chọn đường ngang ngõ tắt, càng tối bao nhiêu càng thoải mái bấy nhiêu.

Chả gì thì vợ tôi cũng là hoa khôi của một trường đại học danh tiếng trên thủ đô, gia thế được xếp vào loại danh gia vọng tộc, không đầu bảng thì cũng vào loại nhất vùng. Ấy vậy mà lại đi theo một thằng công nhân quèn như tôi chỉ vì trót yêu mấy vần thơ vớ vẩn trên mạng. Nàng bỏ cả đại học để về đoàn viên với tôi trong căn nhà dột nát này.

Đứa lớn ra đời trong niềm hân hoan của đôi trẻ. Lúc vợ tôi hỏi đặt tên cho con tôi không ngần ngại trả lời ngay. "Như Hoa."

Đứa thứ hai giống mẹ và chị lớn như đúc, vợ tôi lại hỏi đặt tên cho nó. Chừng nghe suy nghĩ hồi lâu tôi trả lời. "Như Ngọc." Thôi thì tông phải đeo một đôi chẳng lẽ lại cọc cạch. Tôi toàn tự động viên thế mặc dù nhiều lúc hơi chột dạ.

Mấy hôm trước hai vợ chồng rủ nhau đi siêu âm đứa thứ ba. Cầm tờ kết quả trên tay vợ tôi hơn hớn chạy ra hỏi.

"Mình ơi đứa thứ ba đặt là Như gì?"

"Như... Có mà Như cứt!" Tôi hầm hầm quát tháo rồi vất toẹt tờ kết quả xuống mặt bàn mặc vợ ở đó một mình bỏ đi uống rượu tới tận khuya mới mò về.

Trời thăm thẳm tối, trăng sao mờ mịt. Những bước chân vô hồn đưa tôi lạc tới chiếc cầu bắc qua con suối đen ngòm ở đầu thôn. Từ xa đã trông thấy một lão già lọm khọm đang ngồi vắt ngang trên thành cầu. Nhìn vẻ mặt của lão còn thảm hơn người nhà nạn nhân sau trận sóng thần mãi tít bên Nhật năm nào đó. Tôi thất thểu ngồi xuống cạnh đấy nhàn nhạt hỏi.

"Bác mới xịt lô hay sao mà trông buồn bã thế?"

"Lô đề gì đâu chú! Tôi đau lòng mấy thằng nghịch tử quá không ngủ được nên mới ra đây."

"Con bác làm sao, mà những mấy thằng cơ à?"

"Vâng tôi có ba thằng chú ạ!" Lão khinh bỉ nhổ toẹt bãi nước bọt xuống lòng sông rồi buồn bã trả lời. Dường như những lời lẽ ấy mỗi lần phát ngôn ra khiến cho mồm lão như dơ dáy lắm không bằng. Rồi lão tồng tộc kể.

"Thằng lớn nhà tôi ham mê cờ bạc cá độ bóng đá giờ không có khả năng thanh toán sinh ra trộm cướp bị người ta bắt đi tù hơn một năm rồi. Mà cái thằng ngu ấy trong trận Việt Nam đá với Lào tôi đã bảo nó có chọc thì chọc cửa Lào chứ bóng Việt bưng bít lắm nhưng nó đâu có thèm nghe lời cứ khăng khăng bắt Việt Nam. Không biết cái tính đần đồn ấy giống ai nữa."

Kể đến đó lão ôm đầu rầu rĩ vẻ như vẫn còn tiếc xót trận bóng năm ấy lắm. Rồi lão tiếp lời.

"Thằng thứ hai nghiện đập đá chú ạ! Lúc nào cũng ngáo ngáo, ngơ ngơ lảm nhảm gì không rõ. Nhà còn mỗi cái xe ghẻ của tôi để hành nghề xe ôm có lần nó đi đến ngã tư giữa lúc trời nắng chang chang tự nhiên vất xe ở đấy nhảy xuống tập chống đẩy. Lúc quay lại không thấy xe đâu nữa, càng nghĩ càng cay đắng. Giờ nó đang ở trại tâm thần rồi chưa biết ngày nào mới tỉnh trí."

"Thằng thứ ba thì sao?" Tôi gặng hỏi.

"Thằng thứ ba đang học lớp 11 tưởng đâu ngon lành bỗng dưng một ngày nó đè nghiến bạn gái ra nện xã giao bị nhà người ta tới bắt vạ. Công an cũng mới tóm cổ nó đi nốt rồi nghe đâu là tội hấp diêm trẻ em thì phải. Đắng lòng quá chú ơi!"

Càng nghe lão kể tôi càng thấy thương cảm. Sống như thế khác nào chết đi cho xong. Thấy lão đang dùng dằng ở trên thành cầu mà chưa dám gieo mình, sợ là lão chưa đủ quyết tâm tôi liền lao tới dùng sức dẩy mạnh gã xuống.

"Chú... Chú làm... Làm gì vậy?" Gã quýnh quáng hô lên, đôi mắt trợn tròn toàn thân run rẩy. Hai chân quặp chặt cả vào thành cầu còn dai hơn cả tắc kè bám đá.

"Ủa em tưởng bác định quyên sinh mà không đủ tự tin để em giúp bác một tay." Tôi nói thế nhưng hai tay vẫn không ngừng xô đẩy.

"Không!!! Không!!! Tôi chưa muốn chết..." Lão gào toáng lên, nước mắt nước mũi giàn giụa, bọt dãi văng tung tóe. Toàn thân sống chết túm chặt vào lan can cầu như thể đang đứng trước giờ phút kinh hoàng thập tử nhất sinh của đời người không bằng.

Tôi hoảng quá vội buông lão ra rối rít xin lỗi rồi đỡ lão xuống. Lão thở hồng hộc cố phân bua.

"Đành rằng mấy thằng nghịch tử khốn nạn là vậy nhưng tôi không đành lòng bỏ bà lão bơ vơ chống chọi với cuộc đời này một mình được chú ạ. Bà ấy đã lam lũ bao nhiêu năm cống hiến cả tuổi xuân vì tôi sao tôi nỡ lòng nào lại ra đi như thế!"

Những lời nói hết sức chân thành của lão đã vô tình chạm đến trái tim tôi. Con trai thì sao, con gái thì sao? Miễn phải cố gắng nuôi dạy chúng cho tốt để trở thành những công dân lương thiện.

Chưa bao giờ tôi lại cảm thấy yêu vợ hơn thế. Mụ vợ sồn sồn, áo quần lò so xoăn tít có lẽ giờ này đã thôi kéo gỗ tựa cửa lo lắng chờ tôi. Tôi phải về thôi!

↑↑ Lượt xem: 92
Cùng chuyên mục
2016.WapSite.Me  © 2016
Admin: Hoàng Kha
Robots.txtsitemap.xmlsitemap.html
Track Websites
0 1 2 3 4 567891011121314151617
XtGem Forum catalog