Ring ring
2016.WapSite.Me

Kho Truyện Ngắn Cho Mọi Người

 Trang ChủTruyện ngắn Gia đình
↓↓

Người mẹ câm

14-06-2016
A
A
A
A

Tôi bị những xa hoa phù phiếm nơi chốn thành thị cám dỗ, hoàn toàn quên mất mình còn có một người mẹ ở quê nhà, một người mẹ câm ngày ngày vẫn ngóng chờ tôi.

***



Tôi sinh ra ở một vùng quê ven biển ngèo. Ở cái nơi mà toàn bộ chỉ có cát, nước, và một vài cây cỏ xơ xác thiếu dinh dưỡng. Khi đến đây bạn chỉ có thể cảm nhận được cái nắng hừng hực thiêu cháy da cháy thịt con người, cái không khí nóng bức khô hanh bốc lên từ mặt đất, cái vị mằn mặn đặc trưng của xứ biển theo cơn gió thổi vào đất liền, hoặc là cái mùi tanh tanh của cá được tàu chở về mỗi chiều. Tổng kết lại, quê tôi không khác gì những vùng quê ven biển khác, thậm chí còn nghèo hơn, còn khốn khó hơn. Người dân ở đây sống chủ yếu nhờ vào việc đánh cá, rồi sau đó mang đến chợ cách đó hai mươi mấy cây số để đổi lấy tiền mua gạo, thức ăn và một số vật dụng cần thiết. Và trong số những người phải gò lưng chở cá đi bán đó, có mẹ tôi.

Mẹ tôi, một người phụ nữ ngoài bốn mươi tuổi, có nước da sạm nắng, khuôn mặt khắc khổ và đôi mắt luôn đong đầy một nỗi buồn nào đó rất xa xăm. Và một điều đặc biệt, mẹ tôi không bao giờ mở miệng nói chuyện với ai, hay nói cách khác, là bà bị câm. Tôi đã từng rất ghét mẹ tôi, vì bà tôi luôn bị mấy đứa trẻ đồng trang lứa nhìn bằng ánh mắt khinh thường, thậm chí còn có đứa chỉ thẳng vào mặt tôi mà hỏi: "Mày chính là đứa con mà con mụ câm đó đẻ ra sao?" Mấy đứa còn lại nhao nhao: "Là nó. Chính là nó". Sau đó tụi nó xô ngã tôi, rồi quay lưng bước đi, cho tới khi bọn nó đi khuất, tôi vẫn còn nghe được giọng cười chế nhạo đó, giọng cười mà có lẽ cả đời này tôi cũng không thể quên được. Còn một lý do nữa khiến tôi vô cùng ghét mẹ tôi, đó là vì tôi không có cha. Tôi lớn lên đã không biết mặt cha mình, thậm chí ông là ai, là người như thế nào tôi cũng không biết. Bởi vì mẹ tôi chưa từng lấy chồng. Trong suốt những năm tháng ấu thơ, tôi luôn luôn bị mọi người gọi là "con của con mụ câm" hoặc là "thằng con hoang", vì thế tôi cảm thấy mẹ chính là người đã mang lại những bất hạnh này cho tôi, nên tôi căm ghét bà, tôi thấy bà làm gì cũng chướng mắt, cũng khiến tôi bực bội.

Mẹ tôi rất thương tôi, mặc dù bà không nói ra được, nhưng tôi biết tôi là lẽ sống của bà. Hàng ngày bà chăm chỉ làm việc để kiếm tiền mua thức ăn, quần áo cho tôi. Dù khốn khó bao nhiêu, tôi vẫn được bà cho đi học, hay nói cách khác, bà cương quyết bắt tôi đi học, vì bà nghĩ chỉ có học mới khiến cuộc đời tôi tốt hơn. Nhưng tôi không vì như vậy mà hết ghét bà, tôi vẫn rất căm giận mẹ tôi. Những buổi không đi học, tôi thường một mình lang thang trên bờ biển đến tối muộn mới về, mẹ tôi không cho tôi một mình ra biển, tôi sẽ thường xuyên chạy ra đây chơi. Có lúc tôi bị mấy đứa gần nhà chặn đường gây hấng, tôi không chịu nghe lời bọn nó, thế là chúng nó đánh tôi. Tôi nằm co mình lại, cố hết sức giảm thương tổn cho bản thân, sau khi bọn chúng rời đi, tôi sẽ đứng dậy, phủi bụi trên quần áo, xem như chưa từng xảy ra chuyện gì, hoặc là tiếp tục lang thang, hoặc là trở về nhà, đối với tôi, những trận đòn như thế này dường như đã trở thành thói quen. Mẹ tôi thường đứng chờ tôi trước của nhà với ánh mắt lo lắng, hôm nào tôi mang thương tích trở về, bà sẽ cuống cuồng kéo lấy tôi xem vết thương, nhưng tôi gạt tay bà ra và đi thẳng vào nhà, vì ai mà tôi thành ra như thế này? Bà lo lắng cái gì chứ?

Thời gian thấm thoát trôi, chẳng mấy chốc mà tôi đã đậu đại học. bữa cơm cuối cùng của tôi với mẹ trước khi rời quê lên thành phố học, bà run run đặt bát cơm trắng bà phải dùng một ngày cực lực làm việc xuống bàn, chỉ tay bảo tôi ăn cho thật no hẵng lên đường. Tôi bực bội nhìn bà, rồi hất thẳng bát cơm xuống đất, gào lớn: "Ăn ăn ăn, ăn cái gì chứ? Bà nhìn đi, những vết thương này vì ai mà tôi phải chịu? Từ trước đến nay tôi luôn nghĩ tại sao ngày xưa lúc đẻ tôi ra, bà không bóp tôi chết quách đi cho xong. Để tôi lớn lên trên cõi đời này phải nếm chịu bao nhiêu điều bất hạnh, bà vừa lòng bà chưa?" Rồi tôi bỏ đi, bỏ lại bà ở vùng quê nghèo đói lạc hậu đó để theo đuổi tương lai tươi sáng phía trước.

Tôi vào thành phố học đại học, rồi tốt nghiệp, kiếm được việc làm. Trong suốt ngần ấy năm, tôi không hề gửi cho bà được một lá thư tay, cũng chẳng gọi về được một cuộc điện thoại, tôi càng không muốn trở về cái nơi khiến tôi cảm thấy sợ hãi đó. Tôi bị những xa hoa phù phiếm nơi chốn thành thị cám dỗ, hoàn toàn quên mất mình còn có một người mẹ ở quê nhà, một người mẹ câm ngày ngày vẫn ngóng chờ tôi.

Hai năm sau đó, tinh thần tôi xuống dốc trầm trọng, tôi mất việc làm, chia tay bạn gái. Tất cả đối với chàng trai hai mươi lăm tuổi như tôi hoàn toàn sụp đổ. Tôi lái xe như điên trên các con đường sáng đèn neon, rồi lại đắm chìm trong men say của rượi. Cũng trong những tháng ngày tăm tối ấy, tôi lại nhớ đến mẹ, tôi nhớ vòng tay ấm áp của mẹ, nhớ cái xoa đầu triều mến của bà những lúc tôi còn thơ bé. Và cuối cùng tôi nhớ ra, tôi còn có một người mẹ. Mẹ tôi đang ở đó, nơi có một mái nhà xiêu vẹo oằn mình đón gió, cũng giống như mẹ tôi đã từng oằn mình để dưỡng nuôi tôi.

Tôi lái xe vượt đường đêm, vượt gần một trăm cây số để trở về bên mẹ. nhưng căn nhà xưa giờ sao vắng lặng, mẹ đâu rồi tôi không tìm thấy. Tôi gọi mẹ, cố gắng cất giọng thật lớn để gọi, rồi tôi nhớ ra mẹ không trả lời tôi được, nên tôi chạy khắp nơi tìm kiếm, nhưng tôi cũng không tìm được mẹ. Tôi hoảng sợ lắm, tôi thấy mắt mình nhòa đi, sao thế nhỉ, tôi rõ ràng ghét mẹ như vậy, nhưng sao tôi lại sợ hãi, lại đau lòng như thế này?

- Phải thằng Triều đó không? Thằng nhóc bất hiếu nhà mày cuối củng cũng chịu trở về thăm mẹ mày rồi à?

Tôi quay đầu, thấy người vừa mắng tôi là một bà cụ, tóc bà bạc phơ, mắt nhìn tôi đầy trách móc. Tôi nhận ra bà, bà là cụ Dung, ở rất gần nhà tôi, lúc nhỏ bà cũng hay cho tôi đồ ăn, trò chuyện với tôi. Tôi kính trọng bà như kính trọng trưởng bối của mình. Tôi ngơ ngác hỏi: "Mẹ con đâu?"

- Nó không có trong nhà sao? – Bà ngạc nhiên

Tôi lo sợ tới lắp bắp: "Không...không có."

Bà nhìn tôi rồi chuyển hướng nhìn ra biển, sau đo kéo tay tôi ngồi xuống. Rủ rỉ kể cho tôi nghe một câu chuyện, chuyện đời của một người phụ nữ đa truân, mẹ tôi.

Tôi lặng người sau khi nghe câu chuyện ngày xưa, thì ra là thế, thì ra suốt hai mươi mấy năm nay, tôi đã đang tâm ghét bỏ một người phụ nữ xem tôi là nguồn sống, là tình yêu, là tình mẫu tử. Một người phụ nữ đã vì tôi mà cam tâm chịu bao điều nhục nhã, một người phụ nữ đã từng gánh chịu những nỗi đau quá lớn, một người phụ nữ đã từng có không biết bao nhiêu đêm âm thầm rơi lệ vì tôi.

Cụ Dung nói mẹ tôi ngày xưa là trẻ mồ côi, bị người ta bỏ trên bờ cát, người dân thương tình bế về rồi thay nhau chăm sóc. Mẹ tôi lớn lên lanh lợi hoạt bát, rất được mọi người yêu mến. Hai mươi tuổi mẹ tôi đem lòng yêu cha tôi, hai người tình nồng ý hợp đã tính đến chuyện cưới xin. Nhà cha tôi cũng chẳng phải dư dả gì, cũng thuộc dạng kiếm bữa nào ăn bữa đó, chỉ có chút tiền dành dụm ít ỏi, vốn không thể tổ chức được một đám cưới đủ nghi lễ. Cha tôi thương mẹ, nên quyết định ra khơi một chuyến kiếm thêm ít tiền cho ngày tân hôn được đầy đủ chút. Nhưng số phận trêu ngươi, hạnh phúc đã đến tầm tay lại bị những con sóng cuốn trôi đi mất. Gió bão nổi lên, và cha tôi mãi mãi không trở về. Đến đây thì tôi đã hiểu, vì sao tôi không có cha, bởi vì những con sóng bạc đầu ngoài xa kia đã nhấn chìm cái người tôi gọi bằng cha xuống lòng biển lạnh. Để ông mãi mãi không thể trở về để xây dựng một gia đình nhỏ bé.

Mẹ tôi khóc suốt mấy tuần lễ, cứ liều mạng xông ra biển gọi cha tôi về. Nếu không nhờ bà con ngăn cản, chắc hẳn đã không có tôi ngày hôm nay. Mấy ngày đầu cha mất, mẹ tôi thường nức nở trên bờ biển, dần dà, chỉ còn lại những dòng nước mắt lặng lẽ chảy xuôi cùng với nỗi đau không gì sánh được.

- Khoảng một tháng sau mẹ mày biết mình có thai, được mọi người hết mực khuyên bảo, nên nó gượng dậy cố gắng mà nuôi dưỡng mày. Chỉ là từ đó nó không còn nói chuyện với ai nữa.

Tôi im lặng, nhìn ra phía ngoài trùng khơi. Cơn gió mang theo vị mằn mặn của biển táp thẳng vào mặt tôi, đau rát. Giọng của cụ Dung vẫn đều đều bên tai.

- Đến giờ tao bà cũng không biết, mẹ mày đặt tên mày là Hải Triều, là vì muốn gửi gắm hi vọng những cơn hải triều mỗi chiều vỗ vào bờ cát sẽ đem cha mày trở về, hay là vì muốn mày ghi nhớ, chính những con sóng bạc đầu đó đã cướp cha mày khỏi đời mày, đời nó, và khỏi thế gian này.

Tạm biệt cụ Dung, tôi đi dọc bờ cát. Ánh nắng buổi sáng sớm chiếu vào mặt, vào vai tôi, âm ấm. Nhưng lòng tôi lại một mảng lạnh băng. Cụ Dung nói mấy năm nay, sáng nào mẹ tôi đi dọc bờ biển, để những cơn sóng tràn qua kẻ chân, thấm ướt da thịt. Có lẽ, đây chính là một cách để mẹ tôi nhớ về cha, vì trong từng con sóng, có hình bóng của cha tôi.

Kia rồi, một bóng dáng già nua còm cõi, cô đơn đứng trên bờ cát, tầm mắt nhìn về phía ánh dương vừa nhú, vẫn nỗi buồn xa xăm mà mấy mươi năm rồi tôi vẫn thấy. Tôi chạy thật nhanh, cô gắng chạy thật nhanh lại ôm mẹ. Ôm lấy bóng dáng hao gầy, tôi thì thầm: "Con về rồi, mẹ ơi!" Mắt mẹ tôi nhòa lệ, tay run run vuốt ve khuôn mặt tôi, lau đi vệt nước mắt trên mặt tôi. Bỗng tôi nghe mẹ tôi khó khăn nói: "Triều, đừng khóc!" Giọng nói lạ lẫm, yếu ớt, nhưng lại có sức vang mạnh mẽ, từng chữ từng chữ dội vào lòng tôi, làm nước mắt tôi trào ra dữ dội hơn. Tôi ôm mẹ, ôm thật chặt

- Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ! Đứa con bất hiếu xin lỗi mẹ, mẹ ơi!



tấm lòng cha mẹ (80)

↑↑ Lượt xem: 130
Cùng chuyên mục
2016.WapSite.Me  © 2016
Admin: Hoàng Kha
Robots.txtsitemap.xmlsitemap.html
Track Websites
0 1 2 3 4 567891011121314151617