Ai không có ý định tranh đua thì cũng gắng dành suất học bồi dưỡng vì mục tiêu thi đại học.
Đến lớp 12 mới thi mà cuối lớp 10 đã chọn có nghĩa 100 tên học chuyên toán sẽ bán sống bán chết giành giật 2 tấm vé thi quốc gia, đã thi quốc gia thì bán sống bán chết ít nhất phải đạt giải 3 để được phép chọn trường nếu không thì đời long đong vì học lệch. Anh hai tôi cũng vì thi kiểu đó mà lúc về ôn thi đại học, chạy bở cả hơi tai. Tôi chỉ muốn trụ lại trong cái lớp bồi dưỡng đến phút cuối. Lớp 11 chúng tôi chỉ học ôn và chưa thi loại. Đến lớp 12 chúng tôi sẽ thi loại dần dần. Trung bình một tuần sẽ có một em bỏ cuộc chơi. Loại cho đến khi còn 4 người. 2 chính thức và 2 dự bị.
Đau đầu nhất là các bậc phụ huynh muốn biến con em họ thành sao. Lỡ bị nghe ai khích bác thì về nhà nhất định ép buộc còn mình phải giỏi hơn con họ. Trường hợp của tôi lại dính vào cái vòng luẩn quẩn thôn xã, chuyện thi cử từ đầu xã tới cuối xã mà cứ như hai nhà sát vách. Mẹ cậu ấy muốn cậu ấy bằng mọi giá phải được thi quốc gia, mẹ tôi cũng chả kém. Không được làm mất truyền thống gia đình. Sự thật thì giữa hai bà mẹ có chút ganh đua từ đời anh hai của tôi. Mẹ cậu ấy muốn cậu ấy lấy lại danh dự còn mẹ tôi thì ép tôi, không được để mẹ mất mặt.
Mẹ cậu ấy theo quan điểm. Con trai không được thua con gái. Mẹ tôi theo quan điểm không được để con trai khinh mình ngu dốt, dù có xấu thì não phải căng. Xét về một mặt nào đó thì cả hai chúng tôi đều phải cố gắng hết sức để đua tranh, làm đẹp mặt quý phụ huynh. Ở nhà thật rất ngột ngạt và mệt mỏi. Tôi đến trường sớm hơn một là để tránh cậu ấy hai là tranh thủ ngủ.
Một buổi chiều, tôi trốn lớp học bồi dưỡng, nằm ngục trong phòng thư viện, bày la liệt những sách là sách. Đầu nặng trĩu, tôi nghĩ xem là mình sẽ tranh tiếp hay dừng lại. Chỉ vì cái món thi quốc gia mà ngày nào tôi cũng nhồi nhét vào đầu toán và toán, ở trường chưa đủ về nhà lại còn bị tra tấn ráo riết bởi kinh nghiệm của anh hai. Nhiều lúc ngủ tôi cũng mơ thấy toán.
Đã từ rất lâu thời gian đọc tiểu thuyết của tôi đã bị giảm tới mức tối đa. Cầm trên tay cuốn tiểu thuyết thấy mình khô cằn quá đỗi và bỗng dưng thấy mất phương hướng, chẳng biết mình cố là vì cái gì. Có lẽ lâu không đọc tiểu thuyết nên không còn bắt kịp tốc độ của tác giả nữa. Tôi thở dài đập cuốn sách xuống. Một giọng nói vang lên đường sau " trốn học à, ngạc nhiên thật. Hôm nay mặt trời mọc đường Tây rồi hoặc lúc về trời sẽ đổ mưa to."
Vừa phát hiện ra cậu ấy, tôi đã nhảy dựng lên, đánh rơi cả quyển sách xuống đất " cậu làm gì ở đây? Sao không ở lớp học?
Cậu cũng biết hỏi ghê nhỉ? Cũng như cậu thôi, cũng cần phải nghĩ vài việc và thư viện là địa điểm thích hợp nhất.
Đó là lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau dài như thế sau 5 năm quen biết. Lần đầu tiên tôi không sợ bị người khác dòm ngó, bàn tán.
Tôi vẫn thường xuyên đến thư viện vì tôi thích sách và tôi có thể gặp cậu ấy ở đó. Chúng tôi chưa bao giờ đả động đến chuyện mà mọi người đồn đại, chúng tôi chỉ chào nhau một câu xã giao rồi im lặng chỉ như thế thôi cũng làm tôi đủ vui. Nhờ có cậu ấy mà đầu tôi không bị vỡ tung vì áp lực. Tôi không biết cậu ấy có áp lực hay không mà lúc nào hễ bắt gặp tôi thì cậu ấy cũng có thể cười. Tôi luôn thắc mắc lẽ nào trông tôi kỳ dị, bật cười đến mức chỉ cần nhìn thấy tôi là có thể cười sao?
Quả thực những ai trong đội tuyển thì không có nhiều thời gian để chơi. Điệp khúc học được gắn trên miệng thầy cô giống như một cái băng cát sét cứ lập đi lập lại. Thầy chủ nhiệm của tôi cũng phủ chả kém. 12 rồi, thi đại học tới nơi, học không lo học, lo toàn ba thứ vớ vẩn, không chơi chiếc gì hết, không văn nghệ văn ngồng gì cả. Tham gia cho có là được. Yêu đương thì cũng tạm gác lại. Mấy em ở đội tuyển thì chỉ cần đi chơi một buổi, còn buổi vẫn học như thường. Ngày lễ tôi cũng không đi chơi, đến dạy là vì ai?
Lớp bồi dưỡng toán còn đúng 6 tên. 4 nam 2 nữ. Gần đến ngày thi các bộ môn khác gần như đã chọn xong, riêng môn toán vẫn còn bị hành lên hành xuống. Ngày nào cũng kiểm tra, kiểm tra. Cho dù không ham hố đi thi nhưng với mức độ đày đọa của thầy thì tất cả chúng tôi đều mệt đứ đừ, lờ đờ như cá sắp chết, mặt mày xanh xám như một cái bóng.
Tôi không muốn đi thi nhưng cũng không muốn bị loại, tôi cần vé dự bị để học cho kỳ thi đại học. Đó là mục đích của tôi và của 4 tên còn lại. Duy chỉ có một người muốn đi thi.
Dù muốn dù không thì cũng phải làm bài hết sức. Nếu không thích thi thì có thể từ chối nhưng bị loại trước khi kịp xơi một vé dự bị thì sẽ không còn đường sống với ba mẹ. Kiểu gì cũng bị ép học nữa, học mãi và sẽ nghe bài anh hai như bản trường ca lịch sử hào hùng của dân tộc là điều tôi muốn tránh nhất. Có anh nổi tiếng khổ nhiều hơn là sướng.
Năm đó tôi đi thi, cậu ấy bị loại ở vòng cuối nhưng tôi lại không đạt được giải ba mà chỉ đạt được giải khuyến khích. Kết quả kết thúc thi quốc gia tôi phải lăn lưng, ép xác ôn thi đại học. Tôi đã bê trễ hai môn kia quá nhiều, chưa kể đến các môn thi tốt nghiệp. Lúc đó tôi thi tận 6 môn và thật không may mắn, năm đó tôi phải thi sử. Trước giờ kiểm tra toàn giở sách vì không chuyên khối và vì trong đội tuyển nên được châm trước, nới lỏng. Tôi có cảm giác mình bị hụt hơi và cận kề cái chết nhưng tôi không thể nói ra điều đó với bất kỳ kể cả ba mẹ hay bạn thân. Nếu tôi than vãn:
Ba mẹ sẽ nói " con cứ làm như có mình con đi học không bằng"
Bạn thân sẽ nói " mày đang cười nhạo tao đó hả? Não mày mấy chục ghi kia mà"
Chỉ khi lên thư viện gặp cậu ấy tôi mới cảm giác được thở. Cậu ấy không nhắc chuyện thi cử, học hành chỉ nói vu vơ nhưng xoay đi xoay lại kiểu gì chúng tôi cũng sẽ đá đụng tới sách. Đó là kiểu những con mọt nói chuyện với nhau, tẻ nhạt, nhàm chán, vô vị dưới con mắt người bình thường.
Thi thoảng cậu ấy kể chuyện cười nhưng chỉ mình cậu ấy cười còn tôi thì không hiểu họ cười cái gì từ việc đơn giản đó. Cậu ấy đã hết sức ngạc nhiên vì tôi không có phản ứng tất cả các loại truyện cười. Lúc nào cậu ấy cũng phải giải thích cho tôi nhưng thú thật tôi vẫn không thấy hào hứng. Cậu ấy không khó để nhận ra vì mặt tôi biểu hiện những gì tôi đang nghĩ và tôi là người hết sức đơn giản, nghĩ gì nói nấy, khả năng nói dối của tôi rất tệ. Những lúc đó cậu ấy thường bật cười. " Truyện đáng cười đến mức đó à?" tôi hỏi thì cậu ấy lại càng cười to hơn.
- Không phải truyện đáng cười mà cười cậu đó. Lúc ở bên cạnh mấy cô bạn thân, cậu kể cái gì mà ai nấy đều cười thế? Lẽ nào không phải truyện cười?
- Không. Tôi chưa bao giờ đọc truyện cười. Tôi kể chuyện bình thường.
Tiệc liên hoan cuối năm lớp 12. Hai lớp toán tổ chức chung, chúng tôi hết sức vui vẻ và có vẻ như các bạn đã nhận họ đã nhầm lẫn như thế nào về chúng tôi nên họ để chúng tôi đi mua sắm một vài đồ cùng nhau.
Cậu ấy vẫn hỏi cái câu cũ rích năm xưa " mẫu con trai cậu thích là gì?" và tôi cũng thành thật khai báo " mình không biết". Chúng tôi còn nói nhiều thứ linh tinh khác nữa nhưng chẳng nhớ thứ gì trừ câu tôi hỏi cậu ấy " cậu thấy tớ là người thế nào mà sao mãi tớ chẳng kết được bạn gì hết vậy?"
Khi đó cậu ấy đã cười mà bảo rằng " để đi chung đường với cậu thì không thể đứng im và luôn phải hành động. Cậu chạy nhanh quá khiến cho người phía sau cũng hụt hơi lắm. Ngốc"
Tôi nghĩ cậu ấy bảo tôi ngốc nên mọi người không thích chơi. Đúng là tôi phản ứng rất chậm trong khi nói chuyện với người khác, tôi thường không biết nên nói gì, nói như thế nào. Tôi khen cậu ấy thông minh, lanh lợi. Tưởng cậu ấy vui, ai dè cậu ấy vò đầu, lắc lắc, rồi cười vang. " Lúc đầu tớ cứ nghĩ là cậu giả ngốc nhưng cậu ngốc thật đó." Tôi hua hua tay thanh minh " tớ khen thật lòng mà, không phải giả dối đâu". Cả buổi đi hôm đó, tôi toàn bị cậu ấy cười.
Thiệp chúc mừng tôi đậu đại học với lời chúc lạ lùng "sẽ mất một khoảng thời gian nữa mới có thể đuổi kịp cậu, cậu có thể chờ cho đến khi mình chạy tới được không? Ngốc của tôi. Mình thích cậu. Thực sự rất thích cậu"
Phải mất hơn 7 năm tôi mới nhận ra cái đuôi của mình không hề khó chịu.
.